Chúng ta thường nghe nói ăn đường nhiều khiến người béo phì, sẽ tổn thương cơ thể nói chung. Đường có thật là chất không có lợi cho con người không?
Rất nhiều người có ấn tượng không tốt đối với đường, luôn cảm thấy đường là có hại đối với thân thể, ví dụ như ăn nhiều thì dẫn đến béo phì, gây ảnh hưởng tim mạch,...
Chúng ta thường ăn đường, chủ yếu là đường cát, có người vì sợ tăng trọng lượng cơ thể mà uống cà phê cũng không dám cho thêm đường. Có người cho rằng, thức ăn có vị ngọt có sức hấp dẫn, nó giống như chất gây hưng phấn khiến não tỉnh táo lên.
Thoe như các chuyên gia Nhật Bản: “1g đường cho năng lượng là 4 kcalo, cùng lượng đó thì cơm, mì sợi hoặc hợp chất hydrat cacbon nào khác hầu như cũng như vậy thôi”. Đường cát thuộc loại đường mía, sau khi phân giải thì thành đường glucose. Đường không có tác dụng đặc biệt lớn gì với việc dẫn đến béo phì. Ngoài ra, trong đường chẳng hàm chứa thành phần nào có tác dụng gây hưng phấn cả.
Ăn uống quá độ (không chỉ là ăn đường) mới chính là nguyên nhân dẫn đến béo phì. Béo phì là do năng lượng nạp vào cao hơn năng lượng tiêu hao, chứ không phải do đường có giá trị năng lượng cao.
"Mọi báo cáo khoa học tổng hợp đang “xóa tội” cho đường là nguyên nhân của mọi căn bệnh do lối sống, trong đó có cả béo phì", Andrew Briscoe, chủ tịch Hiệp hội Đường Mỹ phát biểu tại hội nghị thường niên. Thừa calo và thiếu tập luyện mới là nguyên nhân chính gây tăng cân, cho dù tiêu thụ bao nhiêu đường.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, người bình thường chỉ nên hấp thụ đường dưới 10% tổng năng lượng mỗi ngày tương đương 50g đường cho một người có nhu cầu năng lượng 2000 kcal/ngày. Còn với phụ nữ thì tối đa là khoảng 100 Kcal/ngày tương đương 6 muỗng café đường để đảm bảo cơ thể sử dụng hết. Thậm chí, để tốt cho việc giảm cân, bạn nên chọn các loại trái có lượng GI trung bình hoặc thấp như táo, lê, mận, sori…